Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm?
    Tin Việt Nam
Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan
    Tin Cộng Đồng
Nổ tại căn cứ quân sự Campuchia, 20 binh sĩ thiệt mạng
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Văn Nghệ
Một cuộc "kiểm kê" di sản văn hóa
Nếu coi trang phục truyền thống là một di sản văn hoá cần bảo tồn, thì có thể gọi cuộc trình diễn trang phục các dân tộc VN được Uỷ ban Dân tộc phối hợp với Bộ VHTTDL tổ chức từ ngày 28 - 30.11 tại Làng văn hoá, du lịch các dân tộc VN (Đồng Mô, HN) là một cuộc kiểm kê vốn di sản văn hoá để từ đó có hướng bảo tồn tốt hơn nét di sản này.


 


PV Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi với ông Chu Tuấn Thanh - Vụ trưởng Vụ Tuyên truyền Uỷ ban Dân tộc - xung quanh đề án.


 


Thưa ông, tại sao lại có cuộc trình diễn này, trong khi cuộc thi Hoa hậu các dân tộc VN được tổ chức sau đó một tháng, cũng có bài thi bắt buộc, trọng tâm là trình diễn trang phục dân tộc?


 


- Cuộc trình diễn này nhằm thực hiện một đề án được xây dựng khá kỹ lưỡng, đã được Chính phủ phê duyệt, nhằm thực hiện Nghị quyết 05 của Trung ương Đảng về xây dựng một nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc. Do vậy, đây là một nhiệm vụ chính trị. Còn cuộc thi Hoa hậu các dân tộc VN mang nhiều ý nghĩa hoạt động văn hoá hơn.


 


Vậy, mục đích cụ thể của cuộc trình diễn này là gì, thưa ông?


 


- Hiện nay, có một số dân tộc đã bị mai một nhiều do dân số còn quá ít (trên, dưới 1.000 người): Mạ, Rục, Cống, Pà Thẻn, Sila... Do vậy, trang phục của họ cũng bị “đồng hoá” với các dân tộc mà họ đang chung sống. Yêu cầu của cuộc trình diễn này là người dân tộc nào phải mặc đúng trang phục truyền thống của dân tộc đó. Nếu không còn trang phục truyền thống thì họ phải tham khảo, tìm hiểu ở các bảo tàng tỉnh hoặc Bảo tàng Việt Bắc, bảo tàng Dân tộc học VN để may bộ mới theo đúng hoa văn và kiểu cách của dân tộc mình. Cuộc trình diễn này mang tính chất tổng kiểm kê về trang phục truyền thống. Phong tục tập quán, tiếng nói, chữ viết, trang phục đều là bản sắc văn hoá.


 












Trang phục người Mông Hoa


 


Nhưng như thế có phải chỉ là hình thức, không giải quyết được tận gốc vấn đề bảo tồn văn hoá, bởi quá trình người ta làm ra bộ trang phục ấy một cách thủ công (lựa cây lanh, nhuộm, se sợi, dệt, thêu, cắt, khâu) cũng là một nét di sản văn hoá quý báu cần giữ gìn?


 


- Có thể cuộc trình diễn đầu tiên này vẫn chỉ mang tính hình thức như thế, nhưng nó sẽ khơi dậy tình yêu, niềm tự hào về bản sắc văn hoá truyền thống để mỗi dân tộc sẽ có ý thức hơn, có trách nhiệm hơn với việc bảo tồn văn hoá của dân tộc mình. Rồi từ đó, ở những lần sau (dự kiến 2-3 năm tổ chức một lần - PV) sẽ có yêu cầu cao hơn, ví như: Các bộ trang phục mang ra trình diễn phải được chính những người dân tộc ấy tự làm từ khâu đầu cho tới khâu cuối một cách truyền thống... Thực ra, hiện nay, một số dân tộc vẫn giữ được những bộ trang phục truyền thống nguyên gốc của mình, như người Mông, người Dao...


 


Theo quan sát của ông, trang phục của dân tộc nào hiện bị “laicăng” nhiều nhất?


 


- Có 4-5 dân tộc dưới 1.000 người có trang phục bị lai gần hết, thậm chí có nguy cơ mất hẳn. Đặc biệt những người từ 50 tuổi trở xuống ở những dân tộc này thì hầu như không còn giữ được trang phục truyền thống nữa. Sống giữa cộng đồng nào thì họ ăn mặc theo cộng đồng ấy.


 


Từ trước đến nay, ta vẫn cho rằng VN có 54 tộc người. Nhưng trước tình trạng “đồng hoá” một cách tự nhiên như thế, liệu con số 54 có còn chính xác, thưa ông?


 


- Hiện VN có các thành phần dân tộc lớn là: Kinh, Tày, Thái, Khmer, Nùng, Mường, Mông, Dao... Năm 1980, Tổng cục Thống kê thông báo có 54 dân tộc. Nhưng con số đó cũng cần phải tiếp tục được sự nghiên cứu, kiểm chứng của các nhà khoa học, các nhà dân tộc học... sau đó phải được trình lên Quốc hội, bỏ phiếu công nhận, Chính phủ ra quyết định. Do vậy, việc trình diễn trang phục truyền thống cộng đồng các dân tộc VN lần này cũng là một trong các việc phải làm góp phần xác định để có chính sách bảo tồn di sản văn hoá tốt hơn.


- Xin cảm ơn ông!

 

 Trương Hoàng (thực hiện)

 

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Huế (12-04-2024)
    Xuất hiện tin đồn một sao nữ đình đám bị nhà chồng hắt hủi, chính chủ vội lên tiếng! (13-03-2024)
    Á hậu Việt Nam 1988 Nguyễn Thu Mai qua đời (20-02-2024)
    Chân lý của đối xứng và cái đẹp (27-01-2024)
    3 cuộc hôn nhân của tài tử điển trai vừa được phong tặng NSND (11-12-2023)
    Học hàm học vị 'khủng' của 2 nghệ sĩ trẻ nhất sắp được phong NSND (06-12-2023)
    Thanh Lam, Xuân Bắc, Quế Trân bất ngờ có mặt trong danh sách phong tặng Nghệ sĩ Nhân dân (05-12-2023)
    Phong cách kiến trúc Đông Dương là gì? (15-11-2023)
    11 năm tự 'mất tích' khỏi Vbiz, nam vương đầu tiên của Việt Nam giờ ở đâu và làm nghề gì? (06-11-2023)
    Tạm thời cho hai diễn viên Nhà hát đương đại Việt Nam nghỉ việc sau vụ đánh ghen trước khách sạn (01-11-2023)
    Vương miện Miss Grand International 2023 thuộc về thí sinh đến từ Peru (26-10-2023)
    Thanh Hằng lần đầu lên tiếng trước tin đồn yêu đồng giới (24-10-2023)
    'Thuyền' Thùy Tiên - Quang Linh chính thức chìm sau câu nói này của nàng hậu? (26-09-2023)
    Lần đầu tiên Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức liên hoan phim quốc tế (20-09-2023)
    'Biểu tượng thời trang' Jane Birkin qua đời (16-07-2023)
    Nhà hát Hồ Gươm là một thiết chế văn hóa, điểm đến lý tưởng để thưởng thức nghệ thuật (09-07-2023)
    Bảo Thy say đắm bên chồng đại gia, chia sẻ bí quyết để hạnh phúc (29-06-2023)
    Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng và Bùi Lan Hương yêu 'giấu' suốt 3 năm (20-06-2023)
    Hoa hậu Du lịch châu Á hài lòng với cuộc sống đơn giản (08-06-2023)
    NSƯT Kim Tử Long nói về hôn nhân viên mãn với bà xã Trinh Trinh (06-06-2023)

Các bài viết cũ:
    Nhà Nicolas Cage từng bị kẻ khỏa thân đột nhập (19-09-2011)
    Giỗ Tổ cải lương  (18-09-2011)
    'Kate Middleton không xứng là biểu tượng thời trang' (16-09-2011)
    David và Victoria Beckham khoe ảnh con gái (17-07-2011)
    Draco Malfoy của 'Harry Potter' muốn làm rapper  (12-07-2011)
    Chiếc vé thành công của Khang Vĩnh Thiên (01-06-2011)
    Khi Trịnh hát lời yêu (09-05-2011)
    Giải Dogma khuyến khích họa sĩ Việt tự họa chân dung  (06-05-2011)
    Natalie Portman từng hút cần sa khi còn đi học (09-04-2011)
    Ca sĩ huyền thoại Bob Dylan lần đầu tiên trình diễn ở Sài Gòn  (08-04-2011)
    Il Divo được vinh danh là nghệ sĩ của thập kỷ (05-04-2011)
    Mạnh Quỳnh về Việt Nam làm album  (04-04-2011)
    Bae Yong Joon quyên 15.000 chiếc chăn cho Nhật Bản (31-03-2011)
    Khán giả HN chìm trong cảm xúc cùng Backstreet Boys (26-03-2011)
    Khán giả VN phát cuồng vì Backstreet Boys (25-03-2011)
    Nghệ sĩ thế giới hướng về Nhật Bản (15-03-2011)
    Huyền thoại âm nhạc Bob Dylan đến VN (15-03-2011)
    Ra mắt bức tranh đắt giá nhất thế giới (07-03-2011)
    Chương Tử Di: ‘Yêu người giàu chưa chắc hạnh phúc’ (01-03-2011)
    Glenn Close vào vai Susan Boyle (22-02-2011)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152768588.